• Xây dựng phòng khám trở thành đơn vị y tế được tin yêu tại Hà Nội.
Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365116117

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?
Điểm trung bình: 5.0 / 10 ( 8 lượt đánh giá )

Nhiều người vẫn thường đưa ra thắc mắc “bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?” nên khi mắc phải, họ chỉ biết con đường chính làm lây nhiễm là do đường tình dục. Tuy nhiên, không chỉ lây truyền qua đường tình dục mà bệnh sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm qua một số con đường khác. Cụ thể thì các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

bệnh sùi mào gà lây qua đường nào

Bệnh sùi mào gà lây truyền qua những con đường nào

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau, trong đó phổ biến là những đường sau:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục là nguyên nhân và phổ biến làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Khi quan hệ không an toàn qua nhiều hình thức như đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn, virus HPV sẽ có cơ hội tấn công qua lớp niêm mạc da ở bộ phận sinh dục vào cơ thể gây bệnh. Có tới 98% các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là do quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Tiếp xúc gián tiếp

Việc vô tình chạm vào các vết xước, vết thương hở… trên niêm mạc da có chứa mầm bệnh cũng dễ làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà sang cho người khác. Đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu, sức khỏe không đảm bảo thì có khả năng cao bị lây nhiễm sùi mào gà từ người mắc bệnh.

Lây nhiễm qua vật dụng trung gian

Theo nghiên cứu, bệnh sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ lót, khăn mặt, khăn tắm… Có nhiều trường hợp tuy không quan hệ tình dục với người mắc bệnh nhưng vẫn dễ bị nhiễm bệnh sùi mào gà từ con đường này.

Lây truyền từ mẹ sang con

Đặc biệt, đối với phụ nữ trong thời gian mang thai bị sùi mào gà cũng dễ lây nhiễm sang cho thai nhi. Nguyên nhân là do virus HPV thường được tìm thấy tại âm đạo, cổ tử cung… Khi thai phụ sinh thường, thai nhi đi qua đường âm đạo sẽ dễ dàng bị nhiễm virus HPV và mắc bệnh sùi mào gà bẩm sinh từ chính người mẹ của mình.

Trẻ nhỏ khi sinh ra dễ gặp phải nhiều bệnh về hệ hô hấp, mắt, miệng… ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này. Do đó, phụ nữ mang thai cần thăm khám kỹ tình trạng sức khỏe của mình.

Truyền máu

Ngoài những con đường trên, bệnh sùi mào gà cũng có thể lây nhiễm qua đường truyền máu, thường gặp ở những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) qua việc dùng chung bơm kim tiêm, cho hoặc nhận máu.

Tổng quan về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh xã hội do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra, có khoảng 100 loại virus HPV, chúng tồn tại ở dạng DNA. Trong số đó có 40 loại virus gây bệnh ở bộ phận sinh dục và có khoảng 15 loại được xếp vào mức độ cực kỳ nguy hiểm.

Đặc biệt, hai loại virus HPV 16 và 18 có khả năng cao tiến triển thành ung thư dương vật (nam giới), ung thư cổ tử cung (ở nữ giới), sau đó tấn công sâu và làm thay đổi các cấu trúc của biểu mô.

Ban đầu, các triệu chứng của bệnh sùi mào gà thường không rõ ràng mà cần phải tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm cụ thể. Chính vì thế mà nhiều trường hợp không hề biết mình mắc bệnh sùi mào gà nên chủ quan không đi khám chữa.

Sau khi ủ bệnh trong thời gian từ 2 – 9 tháng, bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu, triệu chứng sùi mào gà điển hình như:

  • Xuất hiện các nhú sùi li ti, mọc đơn lẻ, sần sùi, có màu hồng nhạt, mềm, nhô cao trên bề mặt da, có đường kính từ 1 – 2mm, giống đĩa bẹt, không gây đau đớn, ngứa ngáy cho bệnh nhân.
  • Sau một thời gian, các nốt sùi phát triển, mọc thành từng mảng, từng đám giống với hình mào gà hoặc súp lơ, chạm vào không chảy máu. Các nốt sùi khi ấn vào có thể có mủ chảy ra.
  • Sùi mào gà thường xuất hiện ở da quy đầu, quy đầu, thân dương vật, rãnh quy đầu, âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, cổ tử cung, hậu môn… hoặc ở bất kỳ vị trí nào khi tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Ở giai đoạn đầu của bệnh sùi mào gà, thường không gây bất kỳ biểu hiện gì khó chịu.
  • Khi các nốt sùi phát triển với kích thước lớn, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, vướng víu do sự xuất hiện của các nốt sùi.
  • Nhiều trường hợp các nốt sùi dễ chảy máu, bội nhiễm, tiết dịch mủ kèm mùi hôi.
  • Sùi mào gà ở nữ giới còn có thêm biểu hiện khác như cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt tại vùng kín, âm đạo tiết ra nhiều khí hư, đau khi quan hệ tình dục, cơ thể mệt mỏi.
  • Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ, đau khi quan hệ tình dục… ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống.
  • Nếu bệnh nhân có quan hệ tình dục không an toàn mà mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, họng còn có các triệu chứng như: Sưng đau hàm, họng, cảm giác khó chịu khi nhai nuốt; xuất hiện các mụn nhỏ màu trắng hoặc hồng, có đầu nhọn; có mảng màu đỏ bám ở amidan…

Bệnh sùi mào gà nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư dương vật (nam giới), ung thư cổ tử cung (nữ giới), ung thư hậu môn, ung thư vòm họng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc phải. Virus HPV cũng dễ dàng tấn công sang các khu vực khác gây ra các bệnh viêm nhiễm nam, phụ khoa như: Viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng… ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ thai, làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Do đó bệnh nhân cần phải đi thăm khám ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh sùi mào gà.

Trên đây, các bác sĩ Phòng khám Thái Hà đã thông tin đến bạn bệnh sùi mào gà lây truyền qua đường nào, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh sùi mào gà. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn chi tiết, bạn có thể gọi điện đến số máy đường dây nóng 0365.116.117 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám