Bệnh giang mai là một căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, bệnh xuất hiện khiến cho người mắc bệnh nói riêng và những người xung quanh nói chung đặt ra vô vàn những nghi vấn. Giống như bạn Thanh ( Hà Nội) có thắc mắc như sau:
Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi đã kết hôn với chồng được khoảng 3 năm. Chồng em làm xây dựng nên thường xuyên đi công tác xa nhà. Vừa rồi trong một đợt đi công tác về em thấy trên người chồng em xuất hiện rất nhiều những nốt ban đỏ, những vết trợt nông có hình tròn. Lên mạng để tìm hiểu thì em thấy những dấu hiệu này khá giống với bệnh giang mai. Hiện tại em đang vô cùng buồn bã, lo lắng cũng như có rất nhiều thắc mắc về bệnh. Mong các bác sĩ tư vấn giúp em thắc mắc “Bệnh giang lây qua đường nào?”. Em cảm ơn các bác sĩ rất nhiều ạ!
Xem thêm:
- Khám giang mai ở đâu?
- Chi phí chữa bệnh giang mai là bao nhiêu?
Chào bạn Thanh, cảm ơn bạn khi đã tin tưởng khi đã gửi gắm những thắc mắc của mình về cho phòng khám đa khoa Thái Hà của chúng tôi. Sau đây những bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Bạn Thanh thân mến, theo như những chia sẻ của bạn thì khả năng chồng của bạn bị mắc bệnh giang mai là rất cao. Trước khi đi tìm hiểu bệnh giang mai lây qua những đường nào thì bạn nên có những kiến thức thêm về bệnh giang mai trước.
Tìm hiểu khái quát về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay, theo tổ chức y tế thế giới có đánh giá thì đây là một bệnh có mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh HIV –AIDS. Nguyên nhân gây bệnh đó là do tác động trực tiếp của xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.
Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, sức đề kháng của xoắn khuẩn này thường không chịu được nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, nó thích hợp sống ở trong môi trường ẩm ướt và có tốc độ lây truyền là vô cùng nhanh.
Bệnh giang mai theo như nghiên cứu khoa học trong ngành y khoa cho biết, bệnh rất dễ lây nhiễm cho người khác thông qua nhiều con đường, một khi bệnh đã mắc phải rồi thì rất khó để điều trị, do đó các bạn nên nắm rõ được con đường lây nhiễm của bệnh để có được biện pháp phòng tránh hợp lý.
Bệnh nếu như không phát hiện để kịp thời điều trị thì sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn thương những tế bào trong cơ thể, ảnh hưởng đến não, nội tạng,... khiến cho sức khỏe cơ thể đi xuống trầm trọng.
Con đường lây nhiễm của bệnh giang mai?
1.Lây qua đường quan hệ tình dục:
Theo như thống kê, hiện nay có đến 95% trường hợp bệnh nhân bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai đó là do quan hệ tình dục không an toàn. Khi có quan hệ tình dục dù là theo bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa thì chúng chính là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng gây nên bệnh giang mai.
Quan hệ tình dục không an toàn là quan hệ không sử dụng biện pháp phòng tránh, có quan hệ tình dục với những đối tượng bạn tình không rõ nguồn gốc, quan hệ với quá nhiều bạn tình, khi có những mối quan hệ tình dục không an toàn đó thì khả năng lây nhiễm bệnh là không thể tránh khỏi.
Có rất nhiều bạn có thắc mắc rằng: “bệnh giang mai có lây nhiễm qua đường miệng không? Câu trả lời đó là có, khi có quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh thì bệnh cũng sẽ lây nhiễm chéo sang cho nhau. Ngoài miệng ra thì quan hệ qua hậu môn cũng chính là con đường lây bệnh.
Trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh thì lớp da và niêm mạc gây bệnh trên cơ quan sinh dục của người này sẽ tiếp xúc vào cơ quan sinh dục của người khác, các vết loét chứa xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào nhau và gây nên bệnh giang mai.
Con đường lây nhiễm qua đường tình dục chính là con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu, là con đường chính khiến cho bệnh có mức độ lây nhiễm chóng mặt như hiện nay, chiếm đến tận 70% lây nhiễm dù chỉ là trong lần đầu tiên quan hệ với người nhiễm bệnh.
2. Bệnh giang mai lây qua đường máu
Máu cũng chính là một con đường lây nhiễm bệnh giang mai nhanh chóng. Khi có quá trình tiếp nhận máu từ người nhiễm bệnh thì xoắn khuẩn giang mai sẽ dễ có cơ hội lây nhiễm sang.
Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường khó xảy ra bởi vì trước khi tiến hành nhận máu thì các bác sĩ sẽ kiểm tra máu của đối tượng cho máu trước, rồi mới tiến hành quá trình nhận. Mặc dù khó xảy ra nhưng điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra, trong một số trường hợp khi tiêm chích thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ là rất cao.
3. Bệnh giang mai lây truyền từ mẹ sang con
Khi phụ nữ trong đang mang thai mà bị mắc bệnh giang mai thì tỷ lệ viêm nhiễm từ mẹ sang con chiếm rất cao. Vào khoảng lúc thai nhi 4 tháng tuổi, ở giai đoạn đầu đang phát triển thì máu của người mẹ sẽ truyền sang cho con, đồng thời thông qua tĩnh mạch, rốn thì xoắn khẩu sẽ đi vào trong cơ thể của thai nhi gây nên tình trạng nhiễm bệnh.
Ngoài ra, thông qua quá trình sinh nở, khi có những tiếp xúc trực tiếp thì thai nhi bị lây nhiễm chéo sang là điều không thể tránh khỏi. Thông qua lớp niêm mạc da bị trầy xước và vết thương của người mẹ thì em bé cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Phụ nữ mang thai mà bị nhiễm bệnh giang mai thì rất dễ bị sảy thai, hoặc trong một số trường hợp em bé sinh ra sẽ có thể bị dị tật bẩm sinh hoặc gặp một số vấn đề ở não, sẽ phát triển không được bình thường như những đứa trẻ khác.
4. Lây nhiễm gián tiếp qua những tiếp xúc với người bệnh
Khi có những tiếp xúc vào vùng da bị nhiễm bệnh của người mắc giang mai thì đó chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn gián tiếp xâm nhập vào trong cơ thể và gây nên bệnh.
Một số trường hợp dùng chung những vật dụng cá nhân như: quần áo, khăn mặt, quần lót, bàn chải, dao cạo,...Khi những dụng cụ đó hiện đang có chứa xoắn khẩu thì nếu như sử dụng thì tỷ lệ lây nhiễm bệnh cũng là rất cao.
Theo như những tìm hiểu thì bệnh giang mai là một bệnh xã hội có tốc độ lây truyền nhanh chóng, cũng như những bệnh xã hội khác bệnh lây truyền chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra cũng thông qua một số con đường khác.
Do bệnh phát triển qua 4 giai đoạn tương ứng với các mức độ cũng như tình trạng bệnh. Chính vì vậy, bệnh sẽ chỉ lây truyền nhanh ở giai đoạn 1 và 2, khi bệnh đã đến giai đoạn 3 và 4 thì hầu như không còn có khả năng lây nhiễm nữa. Ở vào giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ phải đối diện với rất nhiều những biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng.
Phòng tránh bệnh giang mai
Một số vấn mà bạn cần phải hết sức lưu ý để phòng tránh bệnh giang mai, đó là:
- Có thói quen sinh hoạt tình dục an toàn, lối sống lành mạnh, quan hệ chung thủy với một bạn tình và có sử dụng biện pháp phòng tránh.
- Không nên mang thai khi bị nhiễm bệnh.
- Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 6 tháng/ 1 lần để kịp thời phát hiện và có định hướng điều trị nếu như mắc bệnh.
- Khi thấy cơ hội có những biểu hiện bất thường thì hãy đến ngay những cơ sở y tế uy tín và chất lượng để tiến hành khám chữa.
- Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc, không nên mua thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội không thể chủ quan được, đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời. Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về con đường lây nhiễm bệnh, hy vọng nó có ích đối với bạn. Nếu bạn thấy vẫn còn có những thắc mắc và mong muốn được giải đáp thì vẫn có thể liên lạc về cho chúng tôi theo số điện thoại/zalo 0365.116.117 để được hỗ trợ nhé.